Trong quá trình sử dụng và bảo quản, không ít trường hợp yến xuất hiện các đốm vàng nhạt, bị chuyển từ màu trắng sang màu vàng sậm, thậm chí là màu cam. Vậy, yến có màu vàng là do đâu? Khi tổ yến từ trắng ngả sang vàng có còn sử dụng được không? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân và tác hại của tổ tến để lâu bị vàng.
1. Màu sắc chuẩn của yến trắng (bạch yến)
Tổ yến trắng chỉ về thuộc tính màu sắc của tổ yến khi phân loại theo màu. Bạch yến có màu trắng ngà hoặc màu trắng rượu gạo. Cũng như các loại yến khác, bạch yến là loại tổ yến được lấy từ nước dãi của con chim yến. Và có mùi tanh đặc trưng của nước dãi chim yến và không có vị.
2. Yến vàng là do đâu?
Thông thường, bạch yến sẽ có màu trắng ngà đến hơi vàng. Tuy nhiên, nếu tổ yến bạn mua về một thời gian thì đột nhiên xuất hiện các đốm vàng nhạt, vàng sậm hoặc màu cam thì nguy cơ bạn đã mua phải yến sào có pha tạp chất. Những tạp chất này có thể là tinh bột, đường, hay lòng trắng trứng,…
Chúng được độn vào để làm tăng thêm trọng lượng của tổ yến. Sau một thời gian những tạp chất này bị oxi hóa, khiến tổ yến chuyển màu.
Có thể bạn quan tâm: tổ yến thô
Tổ yến kém chất lượng để càng lâu sẽ càng bị oxy hóa trầm trọng, màu tổ yến càng đậm hơn, bắt đầu từ vàng nhạt cho đến cam đậm. Thậm chí, nếu bị oxy hóa quá nặng, các sợi yến sẽ bị tơi ra, không còn liên kết chặt chẽ như ban đầu.
Liệu những tổ yến vàng này có đảm bảo chất lượng hay không ? Câu trả lời tất nhiên là không. Thực tế là yến sào bị “độn” để tăng trọng lượng đã không còn đảm bảo an toàn cho sức khỏe, huống chi khi chúng đã bị oxi hóa thì còn có thể gây hại.
3. Yến vàng – nguy cơ tổ yến giả, kém chất lượng
Tổ yến bạn mua về một thời gian sau bị đổi màu và sau đây Vinawings xin được mách bạn một vài cách phát hiện tổ yến đó là giả hoặc bị pha thêm tạp chất:
- Mùi của tổ yến hắc nồng và khó chịu: Là do lòng trắng trứng, tinh bột, tinh đường thường được sử dụng để độn thêm vào yến sào. Mục đích của việc này là nhằm tăng thêm trọng lượng tổ yến. Khi các chất trộn thêm này bị oxy hóa, chúng sẽ tạo ra mùi tanh rất khó chịu.
- Khi ngâm nước, tổ yến đổi màu.
- Tổ yến tan một phần hoặc tan hoàn toàn khi đem đi chưng.
- Sợi tổ yến mềm và dẻo. Khi bóp vào thấy sợi không giòn, mà hơi ẩm.
4. Cách xử lý yến vàng
Vậy, cách xử lý đối với các loại yến vàng kém chất lượng này là tiêu huỷ ngay. Đừng vì tiếc của mà cố dùng những loại yến kém chất lượng. Bởi lúc này các vi chất trong tổ yến cũng đã bị “biến đổi” và không còn nguyên vẹn nữa.
Ngoài ra, một khi tổ yến đã kém chất lượng, rất khó biết để được các gian thương còn dùng chiêu trò gì để “hô biến” nhằm qua mắt người dùng hay không. Nên tốt nhất vẫn là đừng ngại tiêu huỷ, bạn nhé!
Hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều tổ yến giả, kém chất lượng. Bởi vậy, trước khi quyết định mua yến sào, bạn cần tìm hiểu rõ thông tin của sản phẩm cũng như đến các doanh nghiệp uy tín, chất lượng, có giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm để tránh mua tổ yến kém chất lượng, dẫn đến tình trạng yến vàng, ảnh hưởng đến sức khỏe.